Tết cổ truyền Việt Nam: Bức tranh đa sắc với văn hoá và truyền thống 3 miền
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam như một bức tranh nhiều màu sắc. Mỗi vùng miền lại tô điểm thêm một nét riêng độc đáo. Từ Bắc vào Nam, phong tục tập quán, ẩm thực, lễ hội trong dịp Tết đều mang những dấu ấn văn hóa đặc trưng, tạo nên sự đang dạng vô cùng đặc sắc.
Tết cổ truyền Miền Bắc: Sắc Xuân rực rỡ, hương vị đậm đà
Tết đến xuân về, không khí rộn ràng bao trùm khắp mọi nơi. Một trong những hình ảnh không thể thiếu trong dịp Tết miền Bắc chính là mâm cỗ truyền thống với đầy đủ các món ăn ngon mang đậm hương vị quê hương.
Bánh chưng được xem là linh hồn của mâm cỗ, là biểu tượng của sự sum họp, đoàn viên. Những chiếc bánh chưng xanh mướt, vuông vắn được đặt trang trọng ở giữa mâm cỗ, xung quanh là những món ăn truyền thống đậm đà hương vị và dấu ấn của người miền Bắc xưa như nem rán, miến xào, canh măng, gà luộc, thật tròn trịa cho một mâm cỗ đón chào năm mới.
Người miền Bắc có phong tục cả nhà cùng nhau ngồi gói bánh chưng, người trải lá dong, người gói bánh, người buộc lạt, cuối cùng là quây quần bên bếp lửa hồng, canh nồi bánh chưng đang sôi sùng sục đến sáng. Những hình ảnh quen thuộc ấy đã vẽ nên một bức tranh sinh động về ngày Tết cổ truyền của người Việt.
Hoa đào nở rộ, nhuộm hồng cả những con phố đã trở thành biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân miền Bắc. Theo truyền thuyết ngày xưa, hoa đào mang đến may mắn và bình an cho gia đình. Chính vì vậy, mỗi dịp Tết đến, người dân miền Bắc lại nô nức đi chợ chọn những cành đào đẹp nhất để trang trí nhà cửa.
Bên cạnh hoa đào, mâm ngũ quả cũng là một phần không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên. Mâm ngũ quả thường gồm có chuối, bưởi, quýt và một số loại quả khác tùy theo sở thích của mỗi gia đình. Việc bày mâm ngũ quả không chỉ là một nét đẹp truyền thống mà còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới sung túc, đủ đầy.
Mâm cỗ Tết miền Trung – Hương vị quê nhà
Khác với sự cầu kỳ của mâm cỗ miền Bắc, mâm cỗ Tết miền Trung có phần đơn giản hơn. Những món ăn quen thuộc như cơm trắng, cá kho, gà luộc, chả ram, canh bún, rau sống… luôn có mặt trên mâm cỗ ngày Tết. Tuy nhiên, món ăn không thể thiếu và đặc trưng nhất chính là bánh tét. Lớp lá chuối xanh mướt, nhân thịt thơm lừng đã trở thành biểu tượng của Tết miền Trung.
Một phong tục khá thú vị của người dân miền Trung là khi nấu đồ cúng, họ thường không nêm nếm gia vị. Họ quan niệm rằng, món ăn đầu tiên phải dâng lên ông bà tổ tiên, vì vậy phải để ông bà thưởng thức trước. Chính vì điều này mà không ít gia đình đã có những câu chuyện hài hước xoay quanh việc nấu ăn ngày Tết.
Miền Trung vào dịp Tết như một bức tranh nhiều màu sắc, nơi giao thoa của nhiều nét văn hóa khác nhau. Bên cạnh hoa vạn thọ vàng rực, người dân miền Trung còn ưa chuộng hoa mai, một loài hoa đặc trưng của miền Nam. Điều này cho thấy sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền, tạo nên một nét đặc trưng riêng cho Tết ở miền Trung.
Dải đất miền Trung thường đối mặt với thiên tai, bão lũ nên người dân thường gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Vì vậy, mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung vào dịp Tết luôn mang ý nghĩa cầu một năm no ấm, đủ đầy. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng từ văn hóa miền Nam, mâm ngũ quả của các gia đình miền Trung thường có chuối, mãng cầu, sung, dừa, đu đủ… Rất ít gia đình người miền Trung trưng cam, quýt trên mâm ngũ quả ngày Tết. Vì họ cho rằng cam quýt thể hiện sự cam chịu và khổ ải.
Tết cổ truyền ở miền Nam – Mộc mạc và bình dị
Mâm cỗ Tết miền Nam đơn giản với ba món chính là bánh tét, thịt kho tàu và bánh tráng. Bánh tét tím thơm lừng, thịt kho tàu đậm đà cùng với bánh tráng dai, dẻo ý nghĩa rất riêng biệt của người dân Nam Bộ.
Miền Bắc có hoa đào, miền Nam có hoa mai. Khắp các khu phố ngày Tết đều ánh lên một màu vàng rực rỡ. Đặc biệt, người dân miền Nam rất kỹ lưỡng trong việc chọn quả để bày mâm ngũ quả. Họ quan niệm rằng mỗi loại quả đều mang một ý nghĩa riêng. Việc kết hợp chúng lại với nhau không chỉ đơn thuần là để trang trí mà còn thể hiện một ước mong về cuộc sống